gày lễ Giáng sinh đang đến gần, không khí nhộn nhịp, những bài hát vui nhộn, các cây thông trang trí rực rỡ... đã trở nên quá quen thuộc, nhưng liệu bạn đã thực sự biết hết mọi điều về nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh?
Ngày lễ Giáng sinh (còn được gọi là lễ Noel hay lễ Thiên chúa Giáng sinh, X-mas, Christmas) là một ngày lễ quốc tế để kỷ niệm chúa Jesus ra đời.
Khởi đầu, nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh bắt đầu từ những người theo đạo Kitô. Tuy nhiên, qua thời gian, lễ Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ quốc tế và được biết đến nhiều hơn với cây thông và ông già Noel.
Theo lịch Do Thái thì thời điểm bắt đầu ngày mới là hoàng hôn chứ không phải lúc nửa đêm. Bởi vậy, dù lễ Giáng sinh được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng người ta thường chúc mừng từ tối 24/12.
"Lễ vọng" vào đêm 24/12 thu hút lượng người tham dự đông đảo hơn "lễ chính ngày" vào 25/12.
Có lẽ, hầu hết mọi người đều biết về ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh theo đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên, Noel còn là ngày lễ của gia đình, là dịp đặc biệt để mọi thế hệ trong gia đình cùng quây quần bên nhau. Trong dịp này, những thành viên sẽ tạo dựng kỉ niệm, biểu lộ và duy trì tình cảm với nhau.
Noel cũng có thể được coi là một buổi lễ của trẻ em. Đêm Giáng sinh là một đêm kỳ diệu mà mọi ước nguyện của những đứa trẻ sẽ trở thành sự thật.
Ngoài ra, ngày lễ Giáng sinh còn mang theo thông điệp của hòa bình, mọi người cùng sẻ chia với những người cô đơn, già yếu, bệnh hoạn hay những ai bị bỏ rơi.
Cây thông Noel đã trở thành biểu tượng của ngày lễ Giáng sinh. Ảnh: Internet
Thực chất, từ Christmas được ghép bởi 2 từ là "Christ" (tước vị của chúa Jesus) và "Mas" (Viết tắt của mass nghĩa là thánh lễ). Vì vậy, Christmas mang nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ và là ngày lễ giáng sinh của Đức Chúa Jesus.
Trong tiếng Hy Lạp, chữ Christ được viết là Christos, Xristos hoặc Xpiơtós nên người ta thường dùng phụ âm X mang ý nghĩa tượng trưng cho từ Xristos và Xpiơtós và thêm chữ "Mas" vào để tạo thành Xmas. Vì thế, từ Xmas cũng mang nghĩa giống như Christmas.
Hình tròn của vòng lá thể hiện sự sống vĩnh hằng cũng như tình yêu thương vô tận của Chúa. Màu xanh tượng trưng cho hi vọng Đấng cứu thế sẽ cứu giúp con người thoát khỏi những thống khổ.
Truyền thuyết kể rằng vào thế kỉ thứ VII, trên đường hành hương, để cứu một đứa trẻ thoát khỏi buổi tế thần, thánh Boniface đã hạ gục một cây sồi chỉ với một cú đấm. Và cây thông nhỏ đã mọc lên từ đó. Vị thánh nói rằng cây thông nhỏ tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Đấng cứu thế và là cây của sự sống. Bởi vậy, vào ngày lễ Giáng sinh, người ta thường đặt trong nhà một cây thông nhỏ được trang trí lộng lẫy.
Trong dịp lễ Giáng sinh, người ta thường treo một ngôi sao ở vị trí trang trọng nhất tại các cơ sở tôn giáo. Bởi theo truyền thuyết về nguồn gốc ngày lễ giáng sinh, vào thời khắc chào đời của Chúa, trên bầu trời đã xuất hiện một ngôi sao tỏa ánh sáng rực rỡ dẫn đường cho 3 vị vua tìm đến nơi Chúa ra đời.
Là tặng phẩm mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc để biểu lộ tình yêu giữa bạn bè và những người thân trong gia đình.
Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole (1808 - 1882), một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ John Callcott Horsley (1817 - 1903), một họa sĩ ở Luân Đôn, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kỳ người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.
Chợ Giáng sinh là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh (thường bắt đầu khoảng 1 tháng trước Lễ Giáng sinh) có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp. Bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ (khoảng thế kỷ 14), cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.